135 subscribers
join
Rating
Login
Logout

Nền tảng Blockchain nào nhanh nhất?

Vietnamese

Table of Contents

Khi nói đến tốc độ của blockchain, chỉ số “time to finality” (TTF) được cho là quan trọng hơn so với “transactions per second” (TPS). Tìm hiểu đâu là nền tảng có finality nhanh nhất khi chúng ta tập trung so sánh về mặt tốc độ giữa Solana, Aptos, Avalanche, và Fantom.

TPS và Time to Finality. Tính toán TPS (số giao dịch trên giây)

Đâu là nền tảng blockchain nhanh nhất? Nó đều phụ thuộc vào cách bạn định nghĩa về tốc độ. Các dự án thường quảng bá về sức mạnh xử lý của họ, hoặc “thông lượng”, được đo bằng số giao dịch trên giây. Cách thức này đo lường số giao dịch mà toàn bộ các node của mạng lưới có thể xử lý được trong một giây. Bạn có thể tính ra gần đúng chỉ số TPS theo công thức này:
TPS = (số tx trong một block)/(block time - số giây sinh ra một block)
Ví dụ, một block của Bitcoin chứa khoảng 1.700 giao dịch và nó tốn 10 phút hoặc 600 giây để thêm vào chuỗi. Từ đó, ta sẽ tính được TPS bằng 1.700/600 = 2,83. Tuy nhiên, một số block đạt được tới 2.500 giao dịch, do đó, TPS cao nhất sẽ là 2.500/600 = 4,17

Ethereum tạo ra một block cứ sau 13 giây, nhưng mà lượng gas tối đa (gas limit) là 30 triệu gas mỗi block (15 triệu là mục tiêu). Lượng gas tối thiểu mỗi giao dịch là 21.000, nên lượng giao dịch tối đa bạn có trong một block là 30.000.000/21.000 = 1428. Trên thực tế thì nó ít hơn rất nhiều, bời vì việc tương tác với smart contract cần rất là nhiều gas; vì thế trung bình sẽ rơi vào tầm khoảng 11.8 tps.

Một nền tảng blockchain mà nhồi nhét quá nhiều giao dịch vào trong một block và xử lý các block nhanh chóng có thể có chỉ số TPS rất cao, nhưng nó không nhất thiết đồng nghĩa là tốc độ xử lý nhanh hơn cho người dùng cuối.

Time to Finality

Một chỉ số thực sự xác định được tốc độ xử lý của một blockchain chính là “time to finality”, cụ thể là thời gian cần thiết để hoàn toàn xác nhận một giao dịch. Trong nhiều các blockchain, bao gồm Bitcoin và Ethereum, khi một Block A mới được thêm vào chuỗi, nó có thể bị đảo ngược về mặt lý thuyết, tuy nhiên nó sẽ tốn rất nhiều tài nguyên. Một khi Block B tiếp theo được gắn vào chỉ sau A, việc quay ngược lại về A thậm chí sẽ tốn kém hơn - và sau khi thêm nhiều blocks khác, nó sẽ trở nên bất khả thi về mặt kinh tế. Tại thời điểm này, bạn có thể xem xét các giao dịch trong Block A là cuối cùng. Điều này được gọi là “probabilistic finality”: xác suất đảo ngược không bao giờ bằng 0, nhưng nó sẽ giảm nhanh hơn khi có nhiều block được thêm vào.

Số lượng block cần thiết để đảm bảo rằng một giao dịch sẽ không bị đảo ngược lại được gọi là “blocks to finality”. Thời gian cần thiết để tạo ra những block này được gọi là “time to finality”. Đối với Bitcoin và các block sinh ra mỗi 10 phút của nó, nó được cho là tốn 6 block và 60 phút (6*10 phút). Đối với Ethereum có block time trung bình là 13 giây, nó cũng tốn 6 blocks và 13*6 = 78 giây.

Time-to-finality (TTF) cho một giao dịch cụ thể phụ thuộc vào thời điểm bạn gửi nó. Giả sử block time là 15 giây và nó tốn khoảng 1 block sau block hiện tại để đạt được tới trạng thái ‘finality’. Nếu bạn gặp may khi gửi giao dịch chỉ 2 giây trước khi block hiện tại được thực hiện, giao dịch của bạn sẽ được hoàn thành sau 2*15 = 30 giây.

Ngoài probabilistic finality, chúng ta còn có “deterministic finality”: một trạng thái nơi mà một giao dịch, khi đã được xác nhận, sẽ không thể bị đảo ngược. Trong các blockchain với deterministic finality, chẳng hạn như Aptos, chỉ cần một block là đủ để một quá trình kết thúc, do đó chỉ số time-to-finality có thể rất ngắn.

Truyền thông giới crypto thường tập trung vào chỉ số TPS cao khi nói đến tốc độ của các blockchain khác nhau. Nhưng sự thật là, cái mà người dùng thường xuyên nên tập trung đó chính là time to finality, bởi vì chỉ khi giao dịch kết thúc thì bạn mới thấy được kết quả - có thể là khoản tiền gửi trên sàn giao dịch tiền điện tử, một NFT được mint, một khoản thanh toán, v.v.

Với bài viết này, chúng tôi đã lựa chọn một số các blockchain với TTF dưới 5 giây - có thể được coi là cực kì nhanh. Chúng tôi sẽ so sánh đồng thời cả TPS của họ và time-to-finality để hiểu cách mà tốc độ được đo lường (trong lý thuyết và thực tế), cách mà nó được giới thiệu tới công chúng, và nếu như một mình tốc độ là đủ để có thể thắng lớn trong lĩnh vực này.

Solana: mạng lưới với 2.000 tps, nhưng nguy cơ dễ bị “sập nguồn”

Tóm tắt: Solana xử lý trung bình tới 2.000 tps, trong khi giới hạn về mặt lý thuyết là 710k tps. Tuy nhiên, mạng lưới thường xuyên bị “sập nguồn” kéo dài hơn 24 giờ đồng hồ.

Trong số tất những blockchain lớn nhất đã mainet hiện nay, Solana có TPS thực tế cao nhất, xử lý 2 nghìn giao dịch trên giây - nhiều hơn tất cả các mạng khác cộng lại.

Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đầu tiên trên một node vào tháng 5/2018 đã cho thấy khả năng xử lý đáng kinh ngạc lên tới 400.000 tps. Vào tháng 10/2019 - trước khi ra mắt testnet, các nhà phát triển đã chạy một loạt thử nghiệm trong đó các node đã vận hành GPU cao cấp và đạt được 93k tps tại đỉnh điểm và trung bình 50k mỗi 100 node.

Tiếp theo, họ đã chạy một thử nghiệm chỉ sử dụng CPU để kiểm tra dung lượng tối thiểu của Solana, hoặc là thông lượng mà mạng mainnet chắc chắn có thể cung cấp. 200 node chạy đơn vị CPU tiêu chuẩn phổ biến đã xử lý 47.838 giao dịch trên giây và time-to-finality trung bình là 2.34 giây.

Trong năm 2020, testnet đã diễn ra và sớm đạt được 56.000 tps - và vào tháng 5/2020, các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đã cho thấy 111k tps.

Chúng tôi đề cập đến những bài kiểm tra này một cách chi tiết bởi vì nó cho phép chúng tôi có thể so sánh Solana với những blockchain khác vẫn chưa có mạng mainnet với đầy đủ chức năng, như Aptos và Fantom (đọc tiếp để tìm hiểu chúng nhanh như thế nào).

White Paper của Solana đã chỉ ra rằng giới hạn về mặt lý thuyết cho mạng 1 gigabit (tương đương với 125 MB mỗi giây) là 710k tps. Bạn đã có thể nhận ‘gigabit Ethernet’ từ các nhà cung cấp như AT&T với giá khoảng 75 đô la một tháng, nhưng thật khó để có thể tưởng tượng rằng tất cả 1.700 node trên mạng Solana sẽ đột ngột chuyển sang các mạng 1 gigabit, vì vậy 710k tps có thể vẫn được coi là một giới hạn lý thuyết thuần túy trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, cùng quay lại về hiện thực: Solana thực sự nhanh tới mức nào? Trình Explorer đã cho thấy chỉ số trung bình đạt được từ 1.800 - 2.500 tps.  

Thế còn cái giá trị chính của chúng ta, time to finality? Ở đây, các ý kiến ​​và kết quả rất khác nhau:

  • White Paper chỉ ra rằng 0.5 giây là hoàn toàn khả thi;
  • Người dùng Reddit báo cáo rằng các giao dịch trên Raydium được xác nhận trong vài giây, nhưng những người khác nói rằng việc xác nhận mất khoảng 10 giây;
  • Kevin Seqniki của Ava Labs đã cho ra kết quả từ 21 đến 46 giây trong thử nghiệm của riêng anh.

Lý do cho sự khác biệt như vậy có lẽ là do hiệu suất của Solana không nhất quán. Mạng lưới dễ bị tắc nghẽn. Đôi khi nó chỉ đơn giản là bị “sập nguồn” trong nhiều giờ liên tục, gây ra tình trạng hỗn loạn và phẫn nộ.

Một số người nhấn mạnh rằng chính những sự cố này là lý do khiến cho “Solana summer” kết thúc. Thật vậy, đợt rớt giá đầu tiên của SOL (từ 171 đô xuống còn 142 đô) đã xảy ra vào tháng 9 sau khi mạng lưới ngừng hoạt động trong 17 giờ. Nguyên nhân do đâu? IDO của Grape Protocol, đã bị quá tải bởi các con bot cố gắng mua hết tất cả các token. Lượng tải lên tới 400.000 tps và các validator không thể xử lý nó.

Vào tháng 1/2022, có thêm 6 đợt tắc nghẽn mạng dài hơn 8 giờ mỗi đợt. Ví dụ: vào ngày 21- 22/1, sự cố đã kéo dài trong 30 giờ do các con bot liên tục mua bán chênh lệnh giá với các giao dịch trùng lặp, khiến cho các validator thất bại để lọc ra.

Những người bị thiệt hại nhiều nhất là những người vay tiền trên Solend, những người đang cần gấp để trả các khoản vay. Do tắc nghẽn, họ không thể thanh toán đúng hạn và bị thanh lý (mặc dù nền tảng sau đó đã đền bù lại cho họ một phần từ hình phạt).

Credit: Solend Twitter

Người ta có thể tranh luận rằng tắc nghẽn là một dấu hiệu của nhu cầu cao từ người dùng đối với blockchain nhanh và rất rẻ này. Tuy nhiên, những câu chuyện này cũng cho thấy nghịch lý về phí cực kỳ thấp trên Solana: việc spam các giao dịch bằng bot trên mạng lưới có thể sẽ đáng giá hơn, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hơn chi phí phải trả. Nếu các nhà phát triển của Solana không tìm ra giải pháp, mạng lưới có nguy cơ mất người dùng vào tay những mạng lưới mới như Aptos.

Aptos: một blockchain với 160.000 tps và finality dưới giây

Tóm tắt: Aptos là một blockchain đặc biệt an toàn và có khả năng mở rộng với 160.000 tps và độ finality dưới giây, hiện đang trong giai đoạn testnet.

Trở lại vào tháng 6/2019, Facebook đã khởi động một dự án blockchain có tên Libra, về sau được đổi tên thành Diem. Hiệp hội Libra ban đầu được cho là bao gồm 100 thành viên góp số vốn ít nhất 10 triệu đô la mỗi người (tổng cộng 1 tỷ đô la). Tuy nhiên, đối mặt với sự giám sát của các cơ quan quản lý, các thành viên hiệp hội lần lượt rời đi và trong khi Facebook cuối cùng đã thử nghiệm một chiếc ví có tên là Novi (được thiết kế chủ yếu để chuyển tiền), thì vào tháng 3/ 2022, họ đã bán tài sản của Diem cho ngân hàng tiền điện tử Silvergate với giá 182 triệu đô la.

Các kỹ sư làm việc trên Diem đã tạo ra một số công nghệ blockchain thú vị nhất ở đó. Những công nghệ này bao gồm ngôn ngữ hợp đồng thông minh MoveMove VM (máy ảo). Chúng nhanh hơn, rẻ hơn và an toàn hơn nhiều so với Solidity và EVM, được sử dụng bởi Ethereum và các mạng lớn khác.

May mắn thay, MoveMove VM là mã nguồn mở, vì vậy chúng không thuộc sở hữu của Silvergate. Bất kỳ ai cũng có thể xây dựng với Move và một số nhà phát triển từ dự án Diem trước đây đã tận dụng điều này để tạo ra một nền tảng blockchain mới là Aptos. Vào tháng 3/2022, Aptos đã kết thúc vòng gọi vốn 200 triệu đô la dẫn đầu bởi Andreessen Horowitz, Three Arrows Capital, BlockTower Capital và nhiều bên khác.

Aptos đã hợp tác với Google Cloud để cho phép người dùng triển khai các node chỉ trong vòng 15 phút. Họ cũng đang làm việc với BNB Chain để cung cấp các chức năng cross-chain và hỗ trợ BUSD trên Aptos.

Aptos được quảng cáo là 'nền tảng Layer 1 cho tất cả mọi người' và là blockchain ‘an toàn nhất và khả năng mở rộng cao nhất' trong ngành. Chúng tôi đã đề cập đến các khía cạnh bảo mật và khả năng mở rộng nổi bật của nó trong các bài viết trước của chúng tôi. Nói một cách ngắn gọn, các lỗi phổ biến gây ra phiền nhiễu trên các dApp Ethereum và cho phép tình trạng bóc lột quy mô lớn đơn giản là không thể xảy ra với Move và Aptos.
Tuy nhiên, dưới đây, chúng tôi sẽ tập trung vào tốc độ. Aptos có một số thủ thuật bí mật rất hay:

  • Optimistic concurrency control: các giao dịch được thực hiện song song và sau đó được xác thực; trong trường hợp có vấn đề xác thực, giao dịch sẽ bị hủy và xử lý lại, và tất cả những giao dịch phụ thuộc vào nó (giao dịch cao hơn) đều được xác thực lại.
  • Collaborative scheduling: cách thức lên lịch xử lý giao dịch mà không lãng phí tài nguyên.

  • Lazy commit: tất cả các giao dịch trong một block được xử lý cùng nhau.
  • On-chain reputation: một thuật toán tự động giảm thiểu tác động tiêu cực từ việc mất các validator.

Điểm mấu chốt là việc thực thi song song và các công cụ khác đã cho phép Aptos đạt được tốc độ lên tới 130.000 tps, với tốc độ tiềm năng lên tới 160.000 tps. Quan trọng hơn nữa, mạng phải có độ finality dưới giây, có nghĩa là một giao dịch sẽ mất chưa đầy 1 giây để được xác nhận hoàn toàn (so sánh điều này với 2,3 giây trên Solana).

Một nhà phát triển trong Aptos Discord thậm chí còn báo cáo rằng anh ta chỉ mất chưa đầy một giờ với Aptos để xây dựng một thứ gì đó sẽ mất nhiều ngày với các mạng khác. Để tìm hiểu thêm về cách tiếp cận về tốc độ của Aptos, hãy đọc qua bài viết xuất sắc này trên Medium.

Hiện tại, Aptos đang chạy mạng testnet, và bắt đầu từ ngày 13/5, các nhà triển khai node và các nhà phát triển sẽ có thể đăng ký vào chương trình “incentivized testnet”. Mạng testnet được thiết kế để thử những chức năng như phần thưởng staking với test token, ủy quyền, chi phí giao dịch, biểu quyết và quản trị, và nhiều hơn thế nữa để chuẩn bị cho sự kiện ra mắt mainnet.

Giai đoạn incentivized testnet sẽ kéo dài đến tháng 8/2022 và hy vọng chúng ta sẽ có thể trải nghiệm mạng mainnet ngay sau đó. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể biết được liệu Aptos có thực sự xử lý được hơn 100k tps với độ finality dưới giây hay không. Tuy nhiên, chúng tôi đã có thể chắc chắn rằng sự bảo mật cực kỳ mạnh mẽ sẽ mang lại cho mạng lưới một lợi thế đáng kể so với Solana với những sự cố “sập nguồn” của nó. Sự kết hợp giữa tốc độ và sự an toàn có thể thúc đẩy sự chấp thuận của những người dùng phổ thông.

Tại Pontem, chúng tôi thấy rõ tiềm năng to lớn của công nghệ Aptos. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã trở thành đội ngũ đầu tiên xây dựng các dApps nguồn mở đầu tiên trên Aptos sử dụng ngôn ngữ Move. Việc đã có nhiều năm kinh nghiệm với Move và Move VM giúp Pontem chúng tôi có một lợi thế đặc biệt trong việc xây dựng các công cụ nền tảng cho Aptos.

Cùng nhau, chúng tôi đang gây dựng nên một hệ sinh thái đầy đủ các mảnh ghép, bắt đầu với AMM đầu tiên trên Aptos. Nếu bạn là nhà phát triển và muốn thử nghiệm với Move và Aptos, hãy xem trang DevNet.

Avalance

Tóm tắt: Avalanche là một trong những blockchain đầu tiên đạt được độ finality dưới giây - nhưng hãy coi chừng sự tăng đột biến của phí gas do các trò chơi play to earn phổ biến gây ra.

Đánh giá tốc độ của Avalanche có hơi phức tạp vì nó bao gồm 3 mạng con:

  1. X-Chain (phát âm từ 'exchange'), để phát hành và giao dịch tài sản;
  1. P-chain, nơi cơ chế đồng thuận Snowman 'tồn tại' và là nơi điều phối các validators;
  1. C-Chain, nơi diễn ra tương tác giữa các hợp đồng thông minh. Nó tương thích với Máy ảo Ethereum (EVM) và nếu bạn sử dụng MetaMask để làm việc với Avalanche, bạn đang làm việc với C-chain.

Mỗi mạng con tự hào có thông lượng ‘chính thức’ lên đến 4.500 TPS. Con số này có vẻ không nhiều so với 100k+ TPS của Solana, nhưng nơi Avalanche thực sự tỏa sáng là time to finality.

Vào tháng 1/2021, thành viên của Ava Labs @rminchv đã tweet một video chứng minh độ finality dưới giây trên C-Chain. Vào tháng 9, một tweet khác cũng cho thấy con số đáng kinh ngạc là 0,1449 giây cho độ finality.

Điều này là khả thi nhờ vào cơ chế đồng thuận bất thường mà C-Chain sử dụng. Các validator phải triển khai 25 vòng 'cuộc thăm dò ý kiến' với nhau để xem liệu các node khác có đồng ý với quyết định của họ về việc chấp nhận hay từ chối các giao dịch nhất định hay không. Về cơ bản, đó là sự khôn ngoan của đám đông trong hành động. Điều này đòi hỏi rất ít thời gian hoặc tính toán, và các giao dịch sẽ được hoàn tất ngay lập tức mà không cần bất kỳ xác nhận nào.

Các kết quả hoàn thành dưới giây thu được trong điều kiện thử nghiệm tối ưu. Nhưng Avalanche cũng hoạt động tốt trên thực tế: nhà phát triển Kevin Siqniki, người mà chúng tôi đã trích dẫn ở trên, đã đạt được 1,3 - 3,4 giây trong bài thử nghiệm riêng của anh.

Ngoài 3 chuỗi mà chúng ta đã thảo luận, bất kỳ node nào cũng có thể tạo một mạng con mới, do đó giúp giảm tải cho C-Chain. Trong vài tháng qua, điều này đã trở thành một vấn đề cấp bách hơn, vì C-Chain đang bị tắc nghẽn và phí cao. Nguyên nhân chính là gì? Các trò chơi play to earn.

Avalanche là trung tâm cho các trò chơi NFT như Crabada, Yield Hunt, Play2Moon và nhiều trò chơi khác. Khi hàng nghìn người chơi stake, unstake NFT và thu thập phần thưởng, mạng lưới sẽ bị tắc và phí gas tăng lên. Những gì từng là một vài xu vào mùa hè năm ngoái đã tăng lên 3-5 đô la và thậm chí 14 đô la trong một số trường hợp. Một số dự án DeFi trên Avalanche cũng đã khiến phí gas tăng đột biến trong quá khứ, bao gồm Hatter và Wonderland.

Nguồn

Crabada, thủ phạm chính cho vấn đề gia tăng phí gas trên Avalanche.

Credit: Carabada Twitter

Riêng Crabada đã chiếm 16% tổng lượng phí gas được sử dụng trên mạng lưới. Vào ngày 4/5, dự án thông báo rằng cuối cùng sẽ chuyển sang một mạng con của riêng họ. Hy vọng rằng điều này sẽ giúp cho người dùng Avalanche nhẹ nhõm hơn phần nào.

Fantom: blockchain trong top 10 duy nhất có độ finality 1 giây

Tóm tắt: Fantom cung cấp chỉ số time to finality trung bình chỉ một giây và mức phí liên tục thấp, mặc dù nó đã mất đi mức độ phổ biến sau khi nhà phát triển ngôi sao Andre Cronje rời khỏi DeFi.

Trong số tất cả các blockchains trong top 10 của DeFi TVL, chỉ Fantom và Avalanche là có thể cung cấp độ finality dưới 2 giây. Với sự ra đời của bản nâng cấp mạng Go-Opera vào tháng 4/2021, time to finality trung bình của Fantom đã giảm xuống còn 1 giây.

Tuy nhiên, mọi thứ ít rõ ràng hơn khi nói đến TPS tối đa. Vào năm 2018, testnet đã đạt được 25.000 tps và nhóm thậm chí đã tweet rằng mạng cuối cùng sẽ mở rộng lên 300.000 tps.

Tuy nhiên, tuyên bố 300k tps rõ ràng đã bị loại bỏ và trang web chính thức hiện tại chỉ đơn giản xác nhận là "hàng nghìn". Trang web cũng có một bài viết nói về lý do tại sao TTF là một số liệu quan trọng hơn nhiều so với TPS. Trên Twitter, bạn sẽ thấy các ước tính rất khác nhau, từ 1.500 tps đến 80.000 tps. Giá trị trung bình thực tế cao nhất trong 24 giờ là khoảng 20,8 tps vào tháng 9 năm 2021 (1,8 triệu giao dịch trong 24 giờ).

Ngoài thời gian finality nhanh chóng, lợi thế chính của Fantom là phí rẻ. Nếu bạn được chọn nơi phân bổ vốn DeFi dựa trên phí mạng lưới, Fantom sẽ chiến thắng Avalanche, vì ngay cả trong những đợt tăng phí gas lớn nhất (ví dụ vào tháng 11/2021), một giao dịch sẽ tốn chỉ dưới 1,5 đô la. Phí trung bình là dưới 10 xu.

Một lý do khả thi cho lợi thế này là việc Fantom đã không trở thành trung tâm cho các tựa game NFT, bởi những ứng dụng này tiêu tốn rất nhiều phí gas do sự phức tạp của các giao dịch với các tài sản không thể thay thế. Thay vào đó, Fantom là nơi có nhiều phiên bản fork của Tomb Finance, nơi mọi người thu hoạch và stake lại phần thưởng hàng ngày (giống như trong các trò chơi P2E) - nhưng không có liên quan đến NFT, nên mức tiêu thụ gas vẫn giữ ở mức hợp lý.

Vào Quý 4 năm 2021 và đầu năm 2022, Fantom bất ngờ trở thành tâm điểm chú ý của giới truyền thông và thậm chí còn đạt vị trí thứ 3 bởi TVL, dưới Ethereum và Solana nhưng vượt qua cả BSC. Số lượng địa chỉ duy nhất tăng vọt khi người dùng đổ xô đến Fantom. Sự phát triển này một phần được thúc đẩy bởi sự cường điệu hóa xung quanh dự án Solidly của nhà phát triển ngôi sao Andre Cronje.

Nhưng thật không may, Fantom đã bị giáng một đòn mạnh khi Cronje thông báo rằng anh sẽ rời DeFi. Mạng lưới mất tới 70% TVL từ cuối tháng 1 đến tháng 5, và câu chuyện huyền thoại của Solidly về cơ bản đã kết thúc. Tuy nhiên, điều này không làm giảm đi sức mạnh của Fantom với tư cách là blockchain nhanh nhất trong các blockchain lớn hiện nay.

Credit: DeFiLlama

Cẩn thận với các blockchain “nhanh nhất từ trước tới nay”

Các dự án không rõ ràng minh bạch đôi khi thu hút thanh khoản bằng cách quảng cáo về tốc độ xử lý “nhanh như chớp” mà không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào. Một ví dụ thực tế là chiến dịch quảng cáo tích cực gần đây (thật sự tích cực một cách đáng ngờ) cho một  blockchain có tên là BitGert.

Nếu bạn tìm kiếm trên google về "blockchain nhanh nhất", bạn sẽ thấy một loạt các bài báo tin tức tuyên bố rằng nó là "nhanh nhất trong ngành" ở mức 100k tps. Tuy nhiên, block time của BitGert là 15 giây, vì vậy time to finality ít nhất là 7 giây.

Nhân tiện, những thành viên sáng lập BitGert được phát hiện đã tạo ảnh cá nhân đăng trên trang chủ bằng AI. Ngoài ra, bất chấp phí giao dịch được quảng cáo là 0,000000001 đô la, mỗi lần chuyển $BRISE đều sẽ bị tính phí 12%, một phần trong số đó sẽ được sử dụng để quảng cáo (do đó, một lượng lớn liên tục các bài viết được trả tiền). Điều thú vị là địa chỉ duy nhất không phải trả khoản phí 12% là 'địa chỉ của chủ sở hữu' được mã hóa cứng trong hợp đồng!

Sau khi BitGert liên tục bị kêu gọi vì những điều này và những chiêu trò tai quái khác, các trang web tin tức trả phí tương tự đã bắt đầu quảng bá một dự án khác, được gọi là TechPay Coin. Dự án này được báo cáo có tới 300.000 TPS và là 'blockchain nhanh nhất từ trước đến nay'. Nó thậm chí còn quảng cáo chỉ số time to finality chỉ 1,15 giây và tuyên bố là "hoàn toàn tương thích" với cả EVM và Cosmos SDK (đích thực là một kỳ công).

Tuy nhiên, thông tin duy nhất về các block và các hợp đồng thông minh của TechPay đến từ trang web của dự án. Không có tài liệu chi tiết, nhóm thì ẩn danh và các blog trên Medium lại có các bài đăng như "Tại sao tiền điện tử lại quan trọng như vậy".

Những ví dụ này cho thấy rằng người dùng nên thận trọng với bất kỳ tuyên bố nào về TPS cao ngất trời. Một trình mạng lưới explorer chân chính, kết quả của các bài thử nghiệm, đánh giá độc lập của các nhà phân tích - tất cả những điều này là cần thiết trước khi người ta gọi mạng đó là "nhanh nhất".

Blockchain nhanh nhất mà bạn từng sử dụng là gì? Tham gia Pontem Network trên TelegramTwitter và chia sẻ kinh nghiệm của bạn!

“Pontem là một studio sản phẩm làm việc hướng tới nền tài chính toàn cầu được hỗ trợ bởi các blockchain. Chúng tôi hợp tác với Aptos để xây dựng các dApp nền tảng, các công cụ phát triển, AMM và hơn thế nữa. Move IntelliJ IDE mới chỉ là bước khởi đầu."

Install our wallet and try DEX

Related posts

nen-tang-blockchain-nao-nhanh-nhat
631630f4f71c35525dd65b7e
amb-nen-tang-blockchain-nao-nhanh-nhat